Chăm sóc mai tết sau Tết Nguyên Đán là công việc quan trọng nhằm duy trì vẻ đẹp và sức sống của cây, đồng thời chuẩn bị cho mùa hoa tiếp theo. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ giúp cây phát triển mạnh mẽ mà còn tiết kiệm chi phí cho việc mua mai mới mỗi năm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết các bước chăm sóc phôi mai vàng bến tre sau Tết để đảm bảo cây luôn đẹp và rực rỡ trong các mùa tết sau.
Ý nghĩa của hoa mai
Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người ta chưng hoa mai vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của nhiều người, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới. Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, không bị gục ngã trước gió bão. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và đức hy sinh cao cả, sự bền bỉ của người Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, mai còn là biểu tượng cho sự cao thượng, quyền quý.
Những đóa mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn cho thấy niềm vui, niềm hân hoan, hạnh phúc, tình yêu thương, tinh thần đoàn kết và gắn bó mọi người lại với nhau.
Vậy là bây giờ bạn đã hiểu được ý nghĩa của hoa mai và hoa đào trong ngày Tết rồi đấy. Chúc bạn có một cái Tết thật vui và đầm ấm bên gia đình!
Những Điều Cần Biết Về Mai Vàng Ngày Tết:
Mai vàng ngày Tết thường có ba loại chính: mai chậu chưng trong nhà, mai chậu chưng ngoài sân và mai trồng đất. Mỗi loại có yêu cầu chăm sóc và phục hồi khác nhau dựa trên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây. Để mai ra hoa đúng mùa, cần nắm rõ các quy tắc chăm sóc và điều chỉnh kịp thời. Việc để mai quá lâu trong nhà không có ánh sáng có thể khiến cây yếu, màu sắc nhạt nhòa và hoa không đạt yêu cầu.
Cách Chăm Sóc Mai Sau Tết:
Đưa Mai Ra Ngoài: Sau Tết, bạn nên đưa mai ra ngoài càng sớm càng tốt. Việc để cây trong bóng râm quá lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và sự sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, tránh để cây dưới ánh nắng trực tiếp quá gay gắt để tránh cháy lá. Hãy chọn vị trí có ánh sáng vừa phải.
Tỉa Cành: Tỉa cành là bước quan trọng đầu tiên trong việc chăm sóc mai sau Tết. Nên thực hiện việc tỉa cành ngay sau khi đưa cây ra ngoài, không nên chờ quá lâu. Tỉa theo hình dáng cây thông, cắt bỏ khoảng 1/3 cành mai. Sau khi tỉa, hãy đưa cây ra nắng để kích thích sự ra chồi và lá mới. Đồng thời, pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun phòng ngừa sâu bọ. Phun lần đầu sau khi tỉa cành và tiếp tục phun lần hai sau khi cây có biểu hiện nhú mầm.
====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm các giống mai vàng hiện nay
Chăm Sóc và Vệ Sinh Cây Mai
Sau khi tỉa cành, bạn cần vệ sinh cây thường xuyên. Sử dụng vòi phun nước mạnh để loại bỏ nấm mốc và mầm bệnh. Phun thuốc dạng loãng với phân u-rê pha thật đặc vào cây, tập trung vào vùng bị nấm mốc và tránh để chảy xuống gốc. Sau khi phun khoảng 15 phút, dùng bàn chải hoặc vật tương tự để chà sạch các vùng bị nấm.
Thay Đất: Thay đất là một bước quan trọng trong chăm sóc mai sau Tết. Sau khoảng hai đến ba năm, bạn nên thay đất mới cho cây. Lưu ý bổ sung hàm lượng Kali và đạm cần thiết cho cây. Theo vựa mai giống lớn nhất bến tre trước khi thay đất, phủ một lớp cát và phân hữu cơ lên mặt đất, sau đó cho một lớp chất trồng mới vào và đặt cây lên, ém chặt.
Chăm sóc mai tết đúng cách không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn giữ được vẻ đẹp rực rỡ cho mùa tết năm sau. Hy vọng với những bước hướng dẫn chi tiết trên, bạn sẽ có một chậu mai đẹp, khỏe mạnh và nở hoa đúng mùa như mong muốn.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: [email protected]
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.